“Nhưng gia đình ở Việt Nam liên tục gọi điện thúc giục. Mẹ mình không ngủ được vì lo cho con. Để mẹ yên lòng, mình quyết tâm đặt vé trở về nước”, Dung kể.
Không đặt được vé trở về Hà Nội, Dung chấp nhận bay từ Seoul về TP. HCM vào tối 26/2.
21 giờ cùng ngày, cô gái trẻ hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất. Tại đây, Dung được kiểm tra sức khỏe, sau đó được đưa về trung tâm cách ly.
Dung thường xuyên được bác sĩ quan tâm, hỏi han sức khỏe
Đồ đạc được khử trùng trước khi vào trung tâm cách ly
“Về tới trung tâm cũng đã 2 giờ sáng ngày 27/2, mình gần như sắp khóc khi phải về TP.HCM lạ lẫm. Bấy giờ, mình phải một thân một mình cách ly ở nơi xa lạ”, Dung nhớ lại.
Sáng hôm sau khi tỉnh dậy, Dung được nhân viên y tế phát cho bộ quần áo bệnh nhân màu xanh. Cô cũng được hướng dẫn thêm về giờ giấc sinh hoạt và các quy định chung. Thay vì cảm giác tủi thân “gần như sắp khóc” ban đầu, ấn tượng về khu cách ly lúc này không còn đáng sợ như Dung tưởng tượng.
“Ngày đầu tiên ở trung tâm, mình đã bớt lo hơn. Thay vào đó là cảm giác biết ơn những nhân viên y tế. Họ đã quá vất vả, liên tiếp hỗ trợ đưa người về khu cách ly từ sáng đến đêm. Dẫu vậy, ai nấy cũng đều rất dịu dàng, điềm đạm và thân thiện, luôn xin lỗi và động viên người dân nếu có gì bất tiện”, Dung kể.
Khu cách ly rộng rãi, có TV, wifi, nhà vệ sinh khép kín
Căn phòng nơi Dung ở tại Quận 3, TP.HCM có 3 giường sạch sẽ, có tivi, wifi, phòng vệ sinh khép kín. Hàng ngày, cô được phục vụ đủ 3 bữa cơm và vẫn có thể gọi đồ ăn ở bên ngoài.
“Tại đây mình không có cảm giác bị cách ly. Mình được mọi người quan tâm, hỏi han tình hình sức khoẻ. Các y bác sĩ cũng thăm khám sức khoẻ thường xuyên và yêu cầu tự đo thân nhiệt 2 lần/ngày. Mình cảm thấy an tâm khi được bảo vệ”.
Ngoài việc nghỉ ngơi theo đúng yêu cầu, Dung cùng mọi người cũng tham gia chơi cầu lông vào hai buổi sáng và chiều. Trước khi sử dụng, bộ vợt cũng được xịt khử trùng cẩn thận. “Mọi người lựa chọn chơi cầu lông là bởi người chơi phải đứng cách nhau ít nhất hơn 2m. Khoảng cách này đủ an toàn để virus không lây lan”, cô nói vui.
Dung cũng mọi người cũng tham gia chơi cầu lông vào hai buổi sáng và chiều.
Để bày tỏ lòng biết ơn những người đã chăm sóc sức khỏe cho mình, Dung muốn làm điều có ích bằng cách nhờ người nhà gửi dụng cụ để... cọ nhà vệ sinh. “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tuỳ theo phạm vi cách ly của mình”, Dung dí dỏm.
Sau khoảng thời gian cách ly, sức khỏe của Dung hiện tại vẫn tốt, không có dấu hiệu bất thường. "Dù nhớ mẹ nhưng mình cũng phải tích cực lên để những cô chú, anh chị đang chăm sóc, phục vụ mình mỗi ngày cũng đỡ mệt mỏi và căng thẳng".
Thuỳ Dung cho rằng, những người Việt Nam trở về từ Hàn Quốc đừng vì một chút thoải mái của bản thân mà khai dối thông tin hay cố tình trốn cách ly.
“Mong các bạn từ Hàn về hãy tin vào nhà nước mình. Việt Nam đang làm rất tốt công tác phòng dịch, rất chặt chẽ nhưng mềm mỏng, dễ thương”, Dung nhắn nhủ.
Thúy Nga
- "Việc nghỉ ở nhà quá nhiều khiến em cảm thấy chán và mong muốn được quay trở lại học tập. Sáng nay, em rất háo hức và đến trường từ sớm".
" alt=""/>Du học sinh từ Hàn về kể chuyện ở khu cách lyAi về gom nắng cuối chiều
Đêm về giấu những hương yêu nồng nàn
Xa rồi nỗi nhớ mênh mang
Mà sao lòng cứ rộn ràng mê say
Tiếc thương đời lá vàng bay
Mùa còn nức nở những ngày...rất xanh
Lục tìm trong những mong manh
Còn đâu hơi ấm ngọt lành... mà thương
Gió còn nặng những tơ vương
Để heo hút cả con đường chênh vênh.
Vầng trăng giờ của riêng mình
Bóng ai gối trọn năm canh hững hờ
Vui buồn để lại cơn mơ
Người đi ôm trọn bến bờ xa xanh
Con đường xa khuất riêng mình
Tìm trong lối cỏ chút tình xa xôi.
Hoàng Thị Trang Viên
" alt=""/>NẮNG CÓ CÒN XANH?Con mắc bệnh hiếm, cha mẹ "cắm" hết sổ lương không đủ
Chồng con cùng ung thư, người phụ nữ bất lực cầu cứu
Nhiều người ở Khoa Gan mật - Bệnh viện Việt Đức đã quen thuộc với hình ảnh cụ bà già nua, người gầy xọp một mình chăm sóc con gái. Đến bữa, cụ bón từng thìa cháo cho con rồi lại ngồi lủi thủi ăn nốt phần thừa. Thương tình, mọi người xung quanh khi cho suất cơm, lúc giúp hộp sữa để mẹ con cụ cầm cự qua ngày.
“Tội nghiệp lắm, con gái thì cần phẫu thuật sỏi mật gấp mà mẹ không có lấy một đồng. Gia cảnh khó khăn, mong được mạnh thường quân ra tay giúp đỡ”, chị Nguyễn Thanh Tâm, cán bộ Phòng CTXH Bệnh viện cho biết. Đó là hoàn cảnh của cụ Trần Thị Tua (83 tuổi) và con gái là chị Trịnh Thị Veo (56 tuổi), ở thôn Hùng Trì, xã Lạc Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.
![]() |
Cụ Tua lưng còng, mắt đã mờ nhưng vẫn một mình chăm sóc con gái |
Nghe có người hỏi thăm ngỏ ý muốn giúp đỡ, cụ Tua cảm động rơm rớm nước mắt. Cả một đời vất vả, đến giờ vẫn chưa hết khổ, dường như cụ đã không còn đủ sức để khóc nữa rồi.
“Tôi chừng này tuổi..”, giọng cụ nghẹn đi rồi nói tiếp: “Chưa biết khi nào về với đất, còn con thì cứ nằm đấy không ai chăm sóc. Không biết sẽ ra sao”, khuôn mặt vốn đã nhăn nheo bỗng rúm ró lại.
Chị Veo là con gái duy nhất của vợ chồng cụ Tua. Từ nhỏ, chị đã ốm yếu, còi cọc, hay bệnh tật. Đến khi lớn, chị lại không nhanh nhẹn, tháo vát như người ta.
Năm chị Veo lên 9 tuổi thì bố qua đời vì bạo bệnh. Hai mẹ con cụ Tua rau cháo nương tựa lẫn nhau. Cụ tần tảo cấy vài sào lúa, nuôi con gà con vịt, miếng ăn trong nhà tuy không đầy đủ cũng chẳng lo đói. Khoảng 10 năm trở lại đây, sức khỏe giảm sút, cụ Tua mới không thể gắng gượng nổi nữa. Tất cả chi tiêu sinh hoạt trong gia đình chỉ trông vào khoản trợ cấp người cao tuổi 270.000 đồng/tháng.
Không ngờ, chị Veo bỗng nhiên đổ bệnh phải nằm liệt giường suốt 2 tháng. Thuốc thang mãi mà tình trạng cứ ngày một nặng. Đến lúc tưởng không trụ nổi nữa, hàng xóm láng giềng giúp cụ một tay đưa chị đi bệnh viện cấp cứu.
![]() |
Chị Veo đang cấp cứu tại bệnh viện Việt Đức |
Chia sẻ về bệnh tình của chị Veo, Bác sĩ Khoa phẫu thuật gan mật, Bệnh viện Việt Đức cho hay: “Bệnh nhân nữ 56 tuổi, nhập viện được chuẩn đoán mắc sỏi mật và đã có chỉ định phẫu thuật. Hiện tại, tình trạng chức năng cơ thể bệnh nhân rất kém, tiểu cầu giảm, nguy cơ xuất huyết rất cao, cho nên để đam bảo an toàn trước khi mổ thì bệnh nhân phải đủ các chỉ số an toàn. Trong khi phẫu thuật cần phải sử dụng đến máy tán sỏi, cung cấp tiểu cầu khi cần thiết. Chi phí đó đều nằm ngoài danh mục bảo hiểm gia đình phải chi trả”.
Nghe bác sĩ nói, cụ Tua chỉ biết im lặng. Cả cuộc đời cực khổ chưa lúc nào dành dụm được chút tiền. Trong nhà lại không có lấy một vật đáng giá. Nhập viện cho con, trong túi cụ Tua có vỏn vẹn hơn 2 triệu đồng. Số tiền đó cũng là nhờ hàng xóm xung quanh góp một ít. Anh em ruột thịt của cụ chẳng còn ai, mọi người chỉ giúp đỡ được phần nào. Không biết những ngày tiếp theo, cụ sẽ xoay xở ra sao.
![]() |
Chân cụ Tua sưng vù đau đớn |
Lấy hai tay xoa xoa lên đôi chân sưng vù, cụ bảo mình bị bệnh xương khớp đã lâu, mấy bữa nay trở trời, cộng thêm đi lại nhiều nên càng đau tợn. Mắt đã kèm nhèm, trời nhập nhoạng là không còn nhìn rõ. May có chị Nguyễn Thị Hoa sống gần nhà thỉnh thoảng lên phụ chăm con được vài buổi.
Nghèo khổ, thiếu thốn nhưng cụ không một lời than vãn hay trách móc. Có lẽ với cụ Tua, những ngày ít ỏi còn lại của cuộc đời này là được chăm lo cho con. Chỉ xót xa một điều, nay tuổi đã cao, bữa cơm hàng ngày còn chật vật, áo mặc không đủ ấm thì tiền đâu mà cho con phẫu thuật.
Phạm Bắc
Mọi đóng góp có thể gửi về: 1. Gửi trực tiếp: Cụ Trần Thị Tua, thôn Hùng Trì, xã Lạc Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. SĐT anh Đàm Văn Thủy, cháu cụ: 0982969031 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2018.256 (mẹ con cụ Tua) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Viettinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamnet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. ĐT: 08 3818 1436 |